Xây dựng, triển khai chương trình đảm bảo đo lường tại tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm
31/08/2022
Xây dựng, triển khai chương trình đảm bảo đo lường tại tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm với mục tiêu tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường, thử nghiệm tại tổ chức, doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng SPHH và khả năng cạnh tranh và hội nhập.
Xây dựng, triển khai chương trình đảm bảo đo lường tại tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm với mục tiêu tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường, thử nghiệm tại tổ chức, doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng SPHH và khả năng cạnh tranh và hội nhập.
Chia sẻ về việc xây dựng, triển khai chương trình đảm bảo đo lường (ĐBĐL) tại tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm tại Hội thảo khoa học “Đảm bảo đo lường tại doanh nghiệp” vừa diễn ra mới đây, ông Trần Khắc Điền – chuyên gia Tổ tư vấn Đề án 996 cho hay, đảm bảo đo lường (điều 3, khoản 1, Quyết định 510/QĐ-BKHCN ngày 17/03/2021) là tập hợp các nhiệm vụ, giải pháp và nguồn lực để thực hiện tăng cường, đổi mới kiểm soát về đo lường đối với phương tiện đo, chuẩn đo lường, thiết bị thử nghiệm, kiểm tra; phương pháp đo, thử nghiệm, kiểm tra; lượng của hàng đóng gói sẵn; nhằm bảo đảm chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp.
Đảm bảo đo lường nội dung chính gồm phân tích thực trạng (tìm vấn đề cần được hoàn thiện, tối ưu); xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp (Chương trình ĐBĐL); tổ chức triển khai thực hiện (kế hoạch, tiến độ, kinh phí); đánh giá hiệu quả (từng giai đoạn và toàn bộ chương trình).
Về thực trạng hoạt động cung cấp dịch vụ kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, theo ông Điền bao gồm có: phạm vi hoạt động cung cấp dịch vụ đo lường, thử nghiệm mục đích để xác định nhu cầu điều chỉnh (thu hẹp, mở rộng); Thực trạng chuẩn đo lường, mẫu chuẩn, phương tiện đo, thiết bị thử nghiệm đang sử dụng mục đích là xác định thiết bị còn thiếu, không phù hợp hoặc cần cải tiến, đổi mới - nhu cầu đầu tư bổ sung, cải tiển, đổi mới, nhu cầu đào tạo nhân lưc vận hành, bảo trì, sửa chữa;
Thực trạng phương pháp kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường, phương pháp thử nghiệm chất lượng mục đích là xác định phương pháp còn thiếu, không phù hợp hoăc cần soát xét, sửa đổi – nhu cầu biên soạn mới, soát xét, sửa đổi và nhu cầu đào tạo về kỹ thuật đo, thử nghiệm; Thực trạng về cơ sở vật chất và điều kiện môi trường mục đích là xác định nhu cầu đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp.
Xây dựng, triển khai chương trình đảm bảo đo lường tại tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm với mục tiêu tăng cường, đổi mới hoạt động đo lường, thử nghiệm tại tổ chức, doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, hỗ trợ doanh nghiệp đảm bảo chất lượng SPHH, khả năng cạnh tranh và hội nhập.
Mục tiêu cụ thể: Chỉ tiêu định lượng về mở rộng phạm vi cung cấp dịch vụ; Mức độ tăng cường kiểm soát về đo lường đối với chuẩn đo lường, phương tiện đo, thiết bị thử nghiệm, phương pháp đo, thử nghiệm; Mức độ nâng cao độ chính xác và tin cậy của kết quả kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và thử nghiệm chất lượng sản phẩm hàng hóa. Tùy thực tế và nhu cầu, tổ chức lựa chọn mục tiêu cụ thể.
Việc xây dựng, triển khai chương trình đảm bảo đo lường tại tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm sẽ đem lại hiệu quả như: Giảm tổn thất kinh tế do loại trừ, khắc phục các lỗi trong kiểm định, hiệu chuẩn, sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện, thiết bị đo, thử nghiệm và việc thực hiện các phương pháp đo, thử nghiệm; Giảm chi phí nghiên cứu, vận hành do đổi mới, áp dụng phương pháp đo mới, sử dụng chuẩn đo lường, phương tiện, thiết bị đo, thử nghiệm mới có chất lượng và công nghệ cao hơn;
Tiết kiệm vật tư, hóa chất tiêu hao, nhiên liệu, năng lượng, nâng cao năng suất lao động; Nâng cao hiệu quả kiểm soát chất lượng cung cấp dịch vụ; Tăng cường kiểm soát môi trường; bảo đảm an toàn, sức khỏe, an toàn vệ sinh thực phẩm… Tổ chức lựa chọn nội dung dự kiến hiệu quả phù hợp.
Cũng theo ông Điền, về nhiệm vụ của chương trình, thứ nhất là rà soát, sửa đổi, bổ sung các văn bản triển khai thực hiện đảm bảo đo lường đang áp dụng. Cụ thể: rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về đo lường có liên quan; Rà soát, hoàn thiện, bổ sung quy trình kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường, thiết bị thử nghiệm; Rà soát, sửa đổi, bổ sung văn bản quy chế, nội quy liên quan.
Thứ hai là rà soát, tăng cường thực hiện đảm bảo đo lường. Cụ thể: rà soát, loại bỏ, tăng cường các chuẩn đo lường, chất chuẩn, phương tiện đo, thiết bị thử nghiệm và trang thiết bị cần thiết khác; Rà soát, loại bỏ, tăng cường các công việc: thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường, phương pháp thử nghiệm.
Thứ ba là nghiên cứu, ứng dụng công nghệ đo lường tiên tiến.
Thứ tư là đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chuyên môn nghiệp vụ quản lý và kỹ thuật về kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm, bảo trì, sửa chữa.
Thứ năm là xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng các đơn vị, bộ phận thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn phương tiện đo, chuẩn đo lường, thử nghiệm chất lượng, bộ phận chế tạo, sửa chữa.
Nguồn: https://vietq.vn/xay-dung-trien-khai-chuong-trinh-dam-bao-do-luong-tai-to-chuc-kiem-dinh-hieu-chuan-thu-nghiem-d203131.html
Bài viết liên quan
Thông báo về việc thay đổi mẫu con dấuTRUNG TÂM KỸ THUẬT TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG 1 VÀ TRUNG TÂM ĐÀO TẠO NGHIỆP VỤ TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG KÝ KẾT THỎA THUẬN HỢP TÁC
Hợp tác Việt – Đức về quang điện, thúc đẩy phát triển năng lượng bền vững
Tiêu chuẩn quốc gia về thịt trâu, thịt bò mát nâng tầm công nghiệp chế biến
Lợi ích của doanh nghiệp khi đạt chứng nhận nhận ISO 28001 - Hệ thống quản lý bảo mật chuỗi cung ứng