Thu giữ lượng lớn đường, thực phẩm không rõ nguồn gốc tại Thanh Hóa

09/12/2022

Cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa vừa bắt giữ 2 vụ việc liên quan đến 35 tấn đường, gần 500kg thực phẩm không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Cụ thể, Đội Cảnh sát kinh tế - Công an thành phố Thanh Hóa phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 1, Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa tiến hành kiểm tra Cơ sở kinh doanh Đại Phương, địa chỉ Mật Sơn 3, phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa, do ông Lê Hữu Đại làm chủ.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện tại đây có gần 500kg thực phẩm gồm thịt gà (khô gà, chân gà, đùi gà), thịt bò khô, nội tạng động vật, trong đó nhiều loại thực phẩm có hiện tượng bốc mùi hôi thối. Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở kinh doanh không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số hàng kể trên. Đoàn kiểm tra đã tiến hành tạm giữ toàn bộ số hàng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, tại Km335, trên địa bàn thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa, Đội Quản lý thị trường số 9 (Cục Quản lý thị trường Thanh Hóa) phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông - Công an tỉnh Thanh Hóa kiểm tra xe ôtô tải mang biển kiểm soát 86C-129.96, kéo rơmoóc 86R-004.92 do lái xe Nguyễn Minh Chân, sinh năm 1977, thường trú tại xã Tân Phúc, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận điều khiển.

Tại hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện trên xe vận chuyển khoảng 35 tấn đường chứa trong bao bì có chữ Thái Lan. Lái xe Nguyễn Minh Chân không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ.

Theo khai nhận ban đầu, lái xe Chân nhận vận chuyển thuê theo hợp đồng bằng miệng cho khách hàng và thực hiện bốc hàng tại Quảng Trị đưa ra Hà Nội tiêu thụ. Hiện hai vụ việc đang được các lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa tiếp tục phối hợp điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Theo lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa, vào những tháng cuối năm, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả diễn biến phức tạp với nhiều thủ đoạn mới. Nhằm bình ổn thị trường hàng hóa, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng, lực lượng Quản lý thị trường đã tích cực triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện, xử lý nhiều trường hợp vi phạm.

Tính đến tháng 10/2022, các lực lượng chức năng tỉnh đã kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, bắt giữ gần 3.491 vụ buôn lậu, gian lận thương mại với tổng số tiền thu hơn 113 tỷ đồng. Trong đó, chuyển khởi tố hình sự 848 vụ, tăng 18,3 % so với cùng kỳ; xử lý vi phạm hành chính 2643 vụ, giảm 8,9% so với cùng kỳ năm 2021.

Cũng theo lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa, nhằm nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, những tháng còn lại của năm 2022, các lực lượng chức năng sẽ tập trung triển khai các chuyên đề chống buôn lậu, hàng giả với nhiều nhóm hàng có nguy cơ xảy ra gian lận; tăng cường công tác điều tra trinh sát tại các địa bàn trọng điểm, các chợ đầu mối, trung tâm thương mại, các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thủy đường hàng không, biên giới...

Các đơn vị quản lý địa bàn phối hợp chặt chẽ chính quyền địa phương tổ chức nắm bắt nguồn tin, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; xây dựng phương án kiểm tra đột xuất, tập trung nhiều điểm kinh doanh buôn bán lớn tại thành phố Thanh Hóa, các thị xã, thị tứ, thị trấn, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ…

Hiện nay, lực lượng Quản lý thị trường tổ chức tuyên truyền và ký cam kết với các cơ sở sản xuất, kinh doanh với nội dung "không vận chuyển, tàng trữ, kinh doanh hàng giả, không rõ nguồn gốc xuất xứ và xâm phạm sở hữu trí tuệ", thông qua đó góp phần nâng cao nhận thức cho các hộ kinh doanh trong việc chấp hành pháp luật về sản xuất, kinh doanh hàng hóa.

Đối chiếu quy định pháp luật, Khoản 6 Điều 3 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì "Hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ” là hàng hóa lưu thông trên thị trường; không có căn cứ xác định được nguồn gốc nơi sản xuất, xuất xứ của hàng hóa. Căn cứ xác định nguồn gốc nơi sản xuất hoặc xuất xứ của hàng hóa bao gồm thông tin được thể hiện trên nhãn hàng hóa; bao bì hàng hóa, tài liệu kèm theo hàng hóa; chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hợp đồng; hóa đơn mua bán, tờ khai hải quan, giấy tờ khác chứng minh quyền sở hữu hợp pháp đối với hàng hóa và giao dịch dân sự giữa tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hóa với bên có liên quan theo quy định của pháp luật".

Ngoài ra, Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử lý hành chính theo quy định như sau:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng: Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa; Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa; Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ; Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều; này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.

Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này; trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.

Bài viết liên quan

THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2025
ESG: Nền tảng bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
QUATEST 1 – Đối tác uy tín hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý phát thải khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018
Lộ trình Net-Zero của Việt Nam: Hành trình kiểm soát phát thải và bền vững
Quản lý và Báo cáo Phát thải Khí nhà kính: Hành trình hướng tới phát triển bền vững