Tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng, an toàn cho các loại đậu

13/09/2023

Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đã xây dựng và ban hành tiêu chuẩn liên quan đến các loại đậu hạt nhằm đảm bảo tối đa chất dinh dưỡng và an toàn cho sản phẩm này.

Đậu lăng, đậu gà, đậu tây và đậu bơ, vvv... chỉ là một vài trong số các loại đậu quen thuộc, trên thực tế có hàng trăm loại khác nhau trên khắp thế giới, chỉ riêng đậu gà đã có tới 77 loại. Chúng không chỉ là nguồn protein lành mạnh mà còn góp phần vào sự màu mỡ và đa dạng sinh học của đất, đồng thời giảm nhu cầu sử dụng phân bón phát thải khí nhà kính.

ISO hiện có nhiều tiêu chuẩn cho các loại đậu giúp tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại quốc tế thực hiện công bằng, bình đẳng và để đảm bảo điều này thực hiện một cách an toàn từ việc thu hoạch đậu tại trang trại cho đến chế biến tại nhà bếp. Dưới đây là một vài tiêu chuẩn:

Tiêu chuẩn về bảo quản an toàn

ISO 6322, Bảo quản ngũ cốc và bột đậu, chỉ là một ví dụ trong số nhiều tiêu chuẩn bảo quản thực phẩm mà ISO cung cấp hướng dẫn kỹ thuật để bảo quản đúng và an toàn, ngăn ngừa thất thoát sau thu hoạch, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tiêu chuẩn gồm ba phần: phần một cung cấp các khuyến nghị chung về việc bảo quản ngũ cốc, phần hai với một số lời khuyên thiết thực về bảo quản và phần ba về cách kiểm soát chất lượng trước sự tấn công của các sinh vật gây hại.

 Tiêu chuẩn dành riêng cho các sản phẩm đậu hạt nhằm đảm bảo chất lượng an toàn.

Tiêu chuẩn về giải phóng các loại đậu khỏi côn trùng, sinh vật gây hại

Đảm bảo không có côn trùng nhỏ ẩn náu giữa các hạt là điều cực kỳ quan trọng đối với an toàn thực phẩm, đó là lý do tại sao có một loạt tiêu chuẩn ISO để hỗ trợ. Bộ tiêu chuẩn gồm bốn phần ISO 6639, Ngũ cốc và các loại đậu - Xác định sự xâm nhập của côn trùng mô tả cách nhận biết sinh vật có hại. Tiêu chuẩn bao gồm nguyên tắc chung và phương pháp lấy mẫu, cũng như một số cách nhanh chóng để xem sản phẩm có bị nhiễm khuẩn hay không.

Tiêu chuẩn về độ sạch

ISO 605, Đậu - Xác định tạp chất, kích thước, mùi lạ, côn trùng, loài và sự đa dạng - Phương pháp thử, nêu chi tiết một số phương pháp thử và quy trình để kiểm tra đậu không bị chứa tạp chất và phù hợp để tiêu thụ.

Tiêu chuẩn về đo độ ẩm

Đậu cần được làm khô chính xác trước khi chế biến hoặc bảo quản vì nếu chứa quá nhiều độ ẩm có thể dẫn đến hư hỏng.

ISO 24557, Đậu - Xác định độ ẩm - Phương pháp tủ sấy không khí, là công cụ tiện dụng vì nó cung cấp hướng dẫn đã được thống nhất quốc tế về cách kiểm tra độ ẩm bằng phương pháp tiêu chuẩn công nghiệp.

Tiêu chuẩn về quản lý an toàn thực phẩm

ISO 22000, Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm - Yêu cầu đối với bất kỳ tổ chức nào trong chuỗi thực phẩm là một trong những Tiêu chuẩn quốc tế nổi tiếng nhất thế giới về an toàn chuỗi thực phẩm. Nó cung cấp mọi thứ mà ngành công nghiệp cần biết để quản lý rủi ro trong các lĩnh vực sản xuất thực phẩm. Hiện nay ISO có hơn 1.600 tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực thực phẩm.

Nhóm chuyên gia phát triển tiêu chuẩn cho đậu

Các tiêu chuẩn ISO được phát triển bởi nhóm chuyên gia trong các ủy ban kỹ thuật (TCs). TCs bao gồm đại diện từ các ngành, tổ chức phi chính phủ, chính phủ và các bên liên quan khác.

Tiểu ban 4 của ISO, Ngũ cốc và đậu, thuộc ban kỹ thuật 34, Sản phẩm thực phẩm, có hơn 60 tiêu chuẩn dành riêng cho ngũ cốc và đậu với 09 tiêu chuẩn tiếp theo đang được phát triển.

Bảo Linh (Theo iso.org)

Nguồn: https://vietq.vn/tieu-chuan-dam-bao-chat-luong-an-toan-cho-cac-loai-dau-d213979.html

Bài viết liên quan

THÔNG BÁO NGHỈ TẾT NGUYÊN ĐÁN ẤT TỴ 2025
THÔNG BÁO LỊCH NGHỈ TẾT DƯƠNG LỊCH 2025
ESG: Nền tảng bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
QUATEST 1 – Đối tác uy tín hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng hệ thống quản lý phát thải khí nhà kính theo ISO 14064-1:2018
Lộ trình Net-Zero của Việt Nam: Hành trình kiểm soát phát thải và bền vững